Năm 2023, Bình Dương được phân bổ nguồn vốn đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay, trong thời gian tới, tỉnh lên phương an quy hoạch tập trung các dự án giao thông trọng điểm kết nối với TP.HCM, Đồng Nai như Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Dầu Một - Chơn Thành,...
Bình Dương đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông trong năm 2023
Bình Dương đang là tỉnh đầu tư hạ tầng giao thông kết nối vùng mạnh mẽ nhất tại khu vực phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và cộng đồng. Điều này có lợi cho sự phát triển của thành phố. Các dự án giao thông như xây dựng đường bộ, đường sắt và cầu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng cường sự liên kết giữa các vùng trong tỉnh và giữa tỉnh với các tỉnh lân cận.
Trong quyết định vừa ban hành, UBND tỉnh Bình Dương đã công bố dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh là 21,817 tỷ đồng. Đây là mức vốn đầu tư công cao nhất từ trước đến nay.
Được biết, phần lớn kế hoạch vốn năm 2023 đến từ ngân sách tỉnh Bình Dương, lên tới 18.675 tỷ đồng. Con số này gấp 2,17 lần so với kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công của tỉnh giao trong năm 2022.
Với nguồn vốn đầu tư “khủng”, trong năm 2023, Bình Dương sẽ huy động nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng kết nối vùng, như đường Vành đai 3, Vành đai 4 (TP.HCM) đoạn qua Bình Dương; Đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; Đại lộ ven sông Sài Gòn từ Thủ Dầu Một đến Thuận An, Ngã ba Sóng Thần,…
Quý khách hàng có thể tìm hiểu thêm dự án mà Kim Oanh đang triển khai kêt nối tại Bình Dương :
Link chi tiết : RICHLAND RESIDENCE BẾN CÁT | THÔNG TIN, GIÁ BÁN & CHÍNH SÁCH
Ngoài ra, sẽ có thêm 99 dự án giao thông trọng điểm sẽ được đầu tư trong năm mới với tổng kinh phí lên đến 12.819 tỷ đồng (đạt 58,8% kế hoạch vốn năm 2023). Như vậy, trong năm 2023, kế hoachj của Bình Dương sẽ bố trí vốn cho 103 dự án giao thông, hạ tầng trên tổng số 311 dự án đầu tư công.
Phát biểu tại kỳ họp thường kỳ HĐND tỉnh cuối năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh, trong năm 2023 tỉnh sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp, gồm: đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tập trung bố trí giải ngân vốn cho các dự án cải tạo giải phóng mặt bằng , đề bù cho các công trình, dự án trọng điểm có thể hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm;
Chỉ đạo, phối hợp di dời các hạng mục cơ sở hạ tầng (điện, nước, viễn thông,...); chủ động xây dựng khu tái định cư phục vụ công tác đền bù, giải tỏa;
Rà soát tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân của từng dự án để điều chuyển phần vốn tương ứng; Tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ sở ban ngành, chính quyền địa phương; tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.
Nỗ lực giải ngân 83% vốn đầu tư công của năm 2022
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 của tỉnh đến ngày 5/1/2023 đạt 58,2%, chủ yếu ở các dự án: xây dựng đường từ cầu Tam Lập đến Đồng Phú; dự án xây dựng cầu qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2); Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường;...
Đầu tháng 12/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác tại Bình Dương. Qua kiểm tra thực tế và nghe các báo cáo, Thủ tướng nhận định, đầu tư của tỉnh còn dàn trải, chưa tốt. Thủ tướng đã có một số chỉ đạo. để đẩy mạnh công việc này.
Tham khảo thêm: Thị trường bất động sản Bình Dương: Tình hình hiện tại và xu hướng tương lai
Lắng nghe ý kiến của Thủ tướng, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã đề xuất một số nội dung về cơ chế vốn để đầu tư , thực hiện các công trình giao thông trọng điểm như Vành đai 4, đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, nghiên cứu tiền khả thi đường sắt Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép, điều chỉnh quy hoạch ga An Bình, Dĩ An.
Tỉnh Bình Dương đã đưa ra kế hoạch đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Tỉnh sẽ bàn giao đến 16 cơ quan, đơn vị chỉ tiêu tỷ lệ giải ngân đến ngày 31/1/2023 là năm 2023 giải ngân đạt 83,4% vốn đầu tư công.
Để biết thêm thông tin, quý khách vui lòng truy cập tại website: https://viet-kimoanh.com